Digital Marketing đóng vai trò như một xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 khi mà các nền tảng số ngày một hoàn thiện.

So với phương thức tiếp thị truyền thống, tiếp thị số chiếm lĩnh ưu thế hơn hẳn về mặt chi phí, khả năng tiếp cận khách hàng, tốc truyền tải, khả năng lan tỏa.

Chi phí quảng bá hợp lý 

So với các phương thức tiếp thị truyền thống, Digital Marketing giúp cho đơn vị cần quảng bá tiết kiệm một khoản lớn ngân sách.

Bởi khi đó, doanh nghiệp không nhất thiết phải quá đầu tư cho chi phí bằng, thực hiện những chương trình quảng cáo rầm rộ trên các kênh truyền hình.

Nếu như trước đây, để PR cho một thương hiệu hay sản phẩm nào đó, người ta thường có xu hướng đặt TVC quảng bá trên các kênh truyền hình lớn, có lượng người xem cao. Hay tiến hành đặt biển quảng cáo tại địa điểm đông người qua lại, in tờ rơi hoặc những ấn phẩm có liên quan.

Mức chi phí đầu tư khi đó có thể vượt mức cả tỷ hay cả chục tỷ đồng. Chắc chắn chỉ doanh nghiệp có tiềm lực ngân sách lớn mới đủ sức theo đuổi chiến dịch hao tiền tốn của như vậy.

Tuy nhiên nhờ có Digital Marketing cơ hội đã mở rộng ra cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì chi phí cho một chiến dịch tiếp thị số sẽ thấp hơn nhiều so với chiến dịch quảng bá truyền thống.

Theo đó, nội dung cần truyền tải của sản phẩm dịch vụ đều được tối ưu hóa trên những công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc hay Bing và các kênh social media như Facebook, Instagram, Twitter,.. Khả năng tiếp cận với khách hàng không thua hình thức tiếp thị truyền thống nhưng chi phí lại thấp hơn nhiều.

Thực tế cho thấy, khi thực hiện một chiến dịch marketing theo phương thức truyền thống, chi phí thực hiện thường tăng cao hơn ngân sách dự kiến.

Nhưng với Digital Marketing chi phí hiếm khi vượt khoản ngân sách đã đề ra. Nếu quản lý tốt các khâu, bạn không cần ngốn hết ngân sách nhưng vẫn đạt mục tiêu ban đầu.

Đơn cử như với Google Adwords, giá quảng cáo nhiều khi mà doanh nghiệp cần tra hiếm khi dùng hết khoản ngân sách dự kiến. Bởi nếu thực hiện quản lý tốt các công cụ đồng thời lựa chọn giá thầu hợp lý, tổng số tiền cần sẽ thấp hơn chi phí dự kiến.

Tiếp cận khách hàng nhanh và không bị giới hạn 

Khách hàng giờ đây nắm bắt và làm chủ thông tin rất nhanh. Họ không bị thụ động khi chỉ có thể tiếp nhận tin tức từ báo đài như trước. Thay vào đó, họ chính là người ở thế chủ động khi cần tìm bất kỳ vấn đề nào.

 

Mỗi khách hàng hiện nay đều sở hữu ít nhất một chiếc smartphone với các ứng dụng hoạt động trên nền tảng số. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm đơn giản, họ đã tìm ra thông tin mình cần.

Đặc biệt là social marketing đang phát triển như vũ bão, tốc lan truyền tin tức trên mạng xã hội lúc nào cũng nhanh và không bị giới hạn.

Hệ thống kênh truyền tải đảm bảo nội dung sản phẩm, dịch vụ đến với đúng khách mục tiêu.

Nhờ Digital Marketing ranh giới về mặt địa chỉ đã không còn tồn tại, khách hàng dù ở bên kia đầu Trái Đất vẫn dễ dàng tiếp cận được sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp.

Phân loại nhóm khách hàng khá chuẩn xác 

Với hình thức marketing truyền thống mặc dù vẫn có khả năng tiếp cận một lượng khách hàng khá lớn, thế nhưng lượng khách này lại không được phân nhóm.

Như vậy dù sản phẩm dịch vụ lan tỏa có rộng nhưng lại chưa thể xác định đúng chủ đích. Kết quả dẫn đến tỷ chuyển không cao như kỳ vọng.

Ưu điểm lớn nhất mà Digital Marketing đem lại chính là khả năng phân nhóm đối tượng khách hàng có tính chính xác cao.

Thông tin cơ bản như giới tính, độ tuổi, ngành nghề, vùng miền, hành vi mua sắm của khách hàng đều có thống kê lại. Đây là cơ sở phục vụ đắc lực cho khâu phân tích thị trường, giúp xây dựng một chiến lược Digital Marketing tối ưu nhất.

Dựa vào những thông tin đó, thông điệp cần quảng bá luôn đến đúng với khách hàng chủ đích. Ví dụ đơn giản khi chạy quảng cáo Facebook Ads, Facebook luôn yêu bạn lựa chọn đúng đối tượng cần tiếp cận dựa theo tuổi tác, giới tính, vùng miền,..

Mẩu tin quảng bá sau đó sẽ xuất hiện trên bảng tin của nhóm người dùng, tỷ lệ click mua sản phẩm vì thế cũng cao hơn là khi quảng cáo đại trà, không khoanh vùng mục tiêu.

Xem thêm: Cách vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Đo lường hiệu quả dễ dàng

Phương thức tiếp thị truyền thống không cung cấp công cụ đo lường hiệu quả thực sự chính xác. Vậy nên, bạn rất khó đánh giá chiến dịch đã đi đến đâu, thành quả thu về cao hay thấp, không đưa ra được điều chỉnh kịp thời.

 

Ngược lại Digital Marketing luôn cung cấp cho bạn hệ thống công cụ cho phép thống kê, đo lường hiệu quả của chiến dịch. Độ chính xác mặc dù chưa thể đạt 100% nhưng cũng mang tính tương đối để tham khảo.

Với Fanpage Facebook hay website, bạn luôn có sẵn sàng thông tin về tỷ lệ người truy cập, lượt tương tác bài viết,.. Chúng là chỉ là một vài chỉ số cơ bản trong toàn bộ phần thống kê mà bạn nhận lại khi triển khai chiến dịch. Dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra điều chỉnh phù hợp để chiến dịch đi đúng hướng.

 

Tăng sức lan tỏa của thương hiệu trên nhiều nền tảng 

Bản thân của Digital Marketing bao gồm hoạt động truyền thông quảng bá nên các nền tảng số. Vì thế một thương hiệu hay sản phẩm không hề khó khăn để gia tăng sức lan tỏa nên những nền tảng đó.

Hệ thống công cụ tìm kiếm và mạng lưới social media giờ đây đã liên kết chặt chẽ với nhau tăng sức bao phủ cho thông điệp cần truyền tải.

Ví dụ gõ từ khóa “sàn giao dịch Forex” trên công cụ tìm kiếm Google, ngay lúc sau vào Facebook bạn đã thấy ít nhất một mẫu quảng cáo sàn Forex nào đó xuất hiện trên bản tin. Tốc độ hiển thị gần như tức thời.

Nhờ vào sức lan tỏa trên nhiều nền tảng, sản phẩm hay thương hiệu của bạn cũng vậy sẽ trở nên quen thuộc với khách hàng.

Hình thức quảng cáo này diễn ra theo cách tự nhiên, bán sát theo hành vi của người dùng nên các nền tảng số. Do đó, người được tiếp thị ở đây là khách hàng đôi khi cũng không nhận thấy họ đang bị vây quanh bởi thông tin quảng cáo.

Tạo sự tương tác cao với khách hàng 

Trong mô hình tiếp thị truyền thống, khách hàng luôn ở thế bị động khi tiếp nhận thông tin. Ngược lại phía marketer cũng không dễ để tương tác với khách hàng. Đó là một trong những nhược điểm khiến tiếp thị đơn thuần không còn hợp thời thời.

Ở trường hợp ngược lại, mô hình Digital Marketing luôn cung cấp kênh kết nối tương tác thuận lợi giữa khách hàng và bên cung cấp.

Cụ thể quản trị viên của một Fanpage hay website lúc nào cũng có thể phản ý kiến khách hàng. Sự trao đổi ý kiến qua lại vô hình đã ra sự gắn kết cho cả hai bên.

Tốc độ truyền tải cực nhanh 

Phạm vi lan truyền nội dung truyền tải trên các phương tiện như báo đài đôi khi không thể so sánh với tốc độ truyền tải trên mạng lưới social media.

Chỉ với một thao tác share đơn giản, một bài đăng tin tức hay sản phẩm đã truyền đến với hàng ngàn người khác. 

Xem thêm: tài liệu digital marketing