Bài viết tổng hợp rất cả những kiến thức cần thiết về cách viết IELTS Writing Task 1 để đạt mục tiêu IELTS Writing Band 7.0 trở lên.

Hãy tập trung vào số liệu và xu hướng
Biểu đồ trong Task 1 có nhiều dạng khác nhau: line graph, bar chart, pie chart và table. Tuy nhiên, các dạng biểu đồ này dù hình dạng khác nhau nhưng có chung một bản chất: Chúng luôn thể hiện các số liệu và các xu hướng tăng/giảm.

Vì vậy, để làm tốt bài Writing Task 1, chúng ta cần chú ý đến những số liệu và xu hướng này thay vì tập trung vào dạng của biểu đồ. Dù biểu đồ có là line, bar, pie hay table, nhiệm vụ của chúng ta vẫn là mô tả các số liệu và xu hướng.

Hãy cùng nhìn vào một ví dụ dưới đây.

Để làm tốt việc mô tả biểu đồ này, chúng ta cần quan tâm đến các số liệu và xu hướng. Hãy để ý đến những số liệu quan trọng (ở năm đầu và năm cuối), hoặc số liệu cao nhất/thấp nhất trên một đường.

Hãy nhìn vào đường United Kingdom. Chúng ta thấy, ở năm đầu tiên (1967), lượng CO2 thải ra trên mỗi người ở nước này là khoảng gần 11 tonnes. Ở năm cuối (2007), con số này là hơn 8 tonnes. Như vậy, xu hướng của đường UK này là xu hướng giảm.

Nhìn tiếp vào đường Sweden. Năm đầu tiên (1967), mỗi người ở nước này thải ra hơn 8 tonnes CO2. Con số này tăng lên và chạm đến điểm cao nhất là hơn 10 tonnes vào năm 1977. Sau đó nó giảm còn dưới 6 tonnes vào năm cuối (2007).

Phân tích tương tự với 2 đường còn lại.

Như vậy, bước đầu tiên trong cách viết Writing Task 1 đó là: Hãy luôn chú ý đến các số liệu và các xu hướng tăng/giảm trên biểu đồ.

Mô tả và so sánh các số liệu
Bây giờ đến phần bắt tay vào viết bài. Khi viết Writing Task 1, chúng ta cần phải: (1) Mô tả các số liệu, và (2) So sánh các số liệu này với nhau.

Bước 1. Mô tả số liệu
Vì trong bài có nhiều số liệu khác nhau, chúng ta cần mô tả số liệu theo nhiều cách khác nhau để tránh lặp lại từ vựng và cấu trúc.

Trở lại với ví dụ bên trên. Khi mô tả năm đầu tiên của biểu đồ, chúng ta cần mô tả và so sánh 4 con số sau:

– UK: hơn 10 tonnes

– Sweden: hơn 8 tonnes

– Italy: khoảng 4 tonnes

– Portugal: dưới 2 tonnes

Bây giờ, chúng ta cố gắng viết 4 câu để mô tả 4 con số này, nhưng bằng những cách khác nhau (để tránh lặp lại):

– The amount of CO2 released by an individual in the UK was highest, at more than 10 tonnes.

– The quantity of CO2 emissions in Sweden stood at just over 8 tonnes per person.

– Approximately 4 tonnes of CO2 were produced by each person in Italy.

– There were only nearly 2 tonnes of CO2 emitted by a Portuguese citizen.

Bước 2: So sánh số liệu
Đây là bước cực kỳ đơn giản. Chúng ta giữ nguyên những câu mô tả vừa rồi, sau đó thêm vào các từ nối.

Một số từ nối để so sánh là: while/whereas, Meanwhile, By contrast, compared to…

Chúng ta viết được đoạn văn như sau:

In 1967, the amount of CO2 released by an individual in the UK was highest, at more than 10 tonnes, while the quantity of CO2 emissions in Sweden stood at just over 8 tonnes per person. By contrast, there were only nearly 2 tonnes of CO2 emitted by a Portuguese citizen. Meanwhile, approximately 4 tonnes of CO2 were produced by each person in Italy. (64 từ, hoàn hảo cho 1 đoạn thân bài).

Như vậy, chúng ta đã viết thành công một đoạn văn mô tả và so sánh số liệu. Đây là phần quan trọng nhất trong cách viết Writing Task 1, các bạn cần học và luyện thật kỹ phần này.

Mô tả và so sánh các xu hướng
Sau khi đã xong phần số liệu, bước tiếp theo trong cách viết Writing Task 1 là xử lý các xu hướng tăng/giảm.

Để cho đơn giản, trong ví dụ này, chúng ta sẽ chỉ mô tả các xu hướng tăng/giảm của số liệu từ năm đầu đến năm cuối và bỏ qua các năm ở giữa. Trong các bài khác, nếu các bạn muốn mô tả thêm số liệu ở năm giữa, cách làm là tương tự.

Chúng ta cũng làm theo 2 bước giống như với số liệu.

Bước 1: Mô tả xu hướng
Vẫn với ví dụ bên trên. Chúng ta liệt kê được các xu hướng cho đến năm cuối như sau:

– UK: giảm nhẹ xuống hơn 8 tonnes.

– Sweden: giảm mạnh xuống dưới 6 tonnes.

– Italy: tăng từ từ lên gần 8 tonnes.

– Portugal: tăng mạnh lên gần 6 tonnes.

Chúng ta lại tiếp tục viết các câu mô tả các xu hướng này, và đương nhiên vẫn cố gắng sử dụng các cấu trúc và từ vựng khác nhau để tránh lặp:

– The quantity of CO2 emissions in the UK decreased slightly to more than 8 tonnes per person.

– There was a remarkable drop to less than 6 tonnes in the figure for Sweden.

– The amount of CO2 released by an Italian increased gradually to nearly 8 tonnes.

– Portugal saw a rapid rise to about 6 tonnes in its figure.

Bước 2: So sánh xu hướng
Tiếp tục sử dụng các từ nối, chúng ta lại nối các câu mô tả vừa rồi thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

In 2007, the quantity of CO2 emissions in the UK decreased slightly to more than 8 tonnes per person. Whereas there was a remarkable drop to less than 6 tonnes in the figure for Sweden, the amount of CO2 released by an Italian increased gradually to nearly 8 tonnes. At the same time, Portugal saw a rapid rise to about 6 tonnes in its figure. (65 từ).

Như vậy, bằng những cấu trúc câu đơn giản, chúng ta đã viết xong 2 đoạn thân bài cho đề bài trên.

Một số bài học quan trọng khác trong cách viết Writing Task 1
Chúng ta vừa học xong những kiến thức quan trọng nhất trong cách viết Writing Task 1: Mô tả và so sánh các số liệu, xu hướng trong bài. Các bạn hãy ghi nhớ và luyện tập thật nhiều theo cách mà mình vừa hướng dẫn. Với Writing Task 1, bạn không cần viết quá phức tạp. Chỉ cần nhớ cách viết đơn giản như mình đã trình bày là được.